Cẩm thành mùa hoa

[CTMH] CHƯƠNG 8

CẨM THÀNH MÙA HOA

Tác giả: Vu Vũ
Editor: An
Tieutieudaodaodao.wordpress.com

* * *

Chương tám: Cuộc sống tốt đẹp

“Khuyển Tử huynh đi đâu mất rồi.”

Sau giờ ngọ Trang Lan đến tìm Khuyển Tử chơi thì thấy nhà Khuyển Tử khóa cửa không một bóng người, nhưng dê vẫn để ngoài nhà.

“Chẳng biết nữa, để dê bên ngoài thế này chắc tối sẽ về thôi.”

Ở Trúc lý tuy yên bình, nhưng vẫn xảy ra một số vụ ăn cắp vặt, nếu như súc vật để bên ngoài không ai trông giữ cũng có thể bị người bắt đi.

“Định rủ anh í chơi với chúng ta mà.”

Trang Lan mang theo giỏ bắt cá, hôm nay cô bé muốn xuống nước chơi nên mặc một cái áo ngắn tay với cái quần dài ngang bắp chân.

“A Lan, bắt cá chỗ nào đây?”

A Bình xắn tay áo, sợ sệt nhìn nước sông chảy.

“Đặt vào đám rong bèo ấy.”

Trang Lan lội xuống nước, đặt giỏ bắt cá ở chỗ nước nông. Hai huynh muội hiếm khi chơi với nhau, A Bình trước không phải đọc sách với phu tử thì cũng là nhốt mình ở trong nhà chơi với Bánh Trứng.

“A Bình mau xuống đây, nước mới đến chừng này muội thôi mà.”

Trang Lan khua khua tay, mực nước sông ven bờ mới chỉ đến đầu gối Trang Lan, ống quần cô bé ngập trong nước.

“Liệu có rắn không?”

A Bình vẫn còn ngập ngừng, rong cỏ tốt tươi, trông dưới sông kia không an toàn chút nào, khéo còn có rắn nước hay đỉa sẽ cắn người không chừng.

“Không có đâu, A Bình đúng là sợ chết.”

Trang Lan xem thường lườm A Bình.

Lúc này A Bình mới động tay động chân chầm chập lội xuống bờ, lội ra chỗ nước cạn, hai chân thằng nhóc vùi trong đám rong, nó nén cái cảm giác không thoải mái do rong rêu quấn vào cẳng chân.

Nước sông trong vắt, tôm tép nhiều vô kể, A Bình khom lưng dè dặt vồ bắt, cậu nhóc thích thú vẫy vùng, nỗi sợ rắn sợ đỉa cũng vứt tít tận đẩu tận đâu rồi.

Là một con mọt sách chính hiệu, A Bình không được nhanh nhẹn lắm, vồ tay không mãi chẳng bắt được con cá con tôm nào, thay vào đó lại nhặt được một con trai. A Bình chơi ở gần bờ sông, Bánh Trứng đứng trên bờ sủa “gâu gâu”, chó con cũng muốn xuống nô nghịch nhưng lại sợ nước.

Con chó nhỏ cứ như A Bình vậy, tính tình hiền lành nhát gan.

Hai huynh muội mỗi người một việc, Trang Lan vùi giỏ bắt cá, A Bình mò trai bắt ốc, còn ở trên bờ Bánh Trứng ngốc nghếch đuổi theo một chú chuồn chuồn.

Ở bên kia bờ, Trang Dương đứng trên hành lang lầu hai dõi mắt nhìn em trai em gái chơi đùa trên sông, hiếm khi thấy Trang Lan chơi với A Bình. A Bình cẩn thận, Trang Lan chơi với thằng bé anh cũng thấy yên tâm.

Cửa nhà Khuyển Tử đóng chặt không thấy bóng người, không biết mẹ con họ đi đâu, có lẽ là đến tiệm nhà họ Ngô đổi đồ rồi. Nhìn bên bờ sông nơi mẹ con Khuyển Tử ở, đôi lúc làm Trang Dương nhớ lại tình cảnh ngày anh với mẹ từ thành Cẩm Quan chuyển đến Trúc lý.

Khi ấy, họ vừa mới an táng cha Trang, tâm trạng hết sức bi thương khủng hoảng mà dời đến Trúc lý.
Truyện được đăng tại Tieutieudaodao.wordpress.com
Nửa đường lại năm lần bảy lượt bị bọn giặc binh chặn lại đòi cướp của cải, đại ca Trang Bỉnh ôm Trang Lan mới hai tuổi còn A Bình ba tuổi được mẹ ôm trong lòng, mẹ con họ run rẩy núp trong xe ngựa. Lúc đó Trang Dương bảy tuổi quần áo trên người lộng lẫy nhất, bị bọn cướp lôi ra lột quần áo tìm xem có giấu tài sản có giá trị không. Trang Dương không kêu khóc mà chỉ đứng đờ ra, anh nhìn đao kiếm sáng loáng trong tay bọn cướp, lại nhìn vết máu trên da trên lớp áo giáp sứt mẻ của bọn chúng.

Đó là một ngày đông giá rét, gió bấc thét gào, Trang Bỉnh đã bị đánh nằm nhoài trên đất, khóe miệng rỉ máu, Trang Lan khóc òa bên cạnh. Lũ cướp nâng cằm mẹ Trang hạ lưu bỉ ổi buông lời cười cợt, mẹ Trang ôm chặt A Bình khóc đến hoa dung thất sắc. Trang Dương bị lột trần, ánh mắt anh lạnh lẽo nhìn dao găm dắt bên eo tên đầu sỏ, anh rét run cầm cập, da thịt trắng như tuyết cũng vì lạnh quá mà đỏ lên.

Nếu không phải cậu dẫn theo toán người hầu cầm liềm cầm cuốc đến thì không biết đã xảy ra chuyện gì, không biết mẹ con họ còn có thể sống sót hay không.

Đó là thời kỳ gian khổ nhất của nhà họ, cũng may còn có thể nương tựa vào cậu.

Mấy năm trở lại đây, anh cả Trang Bỉnh đã trưởng thành theo cậu đi buôn bán kiếm tiền; còn Trang Dương ở nhà chăm sóc mẹ và em trai em gái.

Nhìn em trai em gái vui vẻ nô đùa bên bờ sông, Trang Dương mãn nguyện dựa người lên cột gỗ. Anh đưa mắt từ bờ sông nhìn về trong viện thấy Măng đang quậy phá cắn áo A Dịch, A Dịch giả vờ tức giận muốn đánh nó nhưng nó chẳng sợ mà cắt chặt không buông.

“Tối nay sẽ nấu mi lên ăn.”

A Hà là vợ Đại Khánh lại gần bế Măng lên, trong tay cô có cầm con dao thái nên trông khá hung dữ, Măng ngoan ngoãn không dám quậy nữa mà để A Hà tóm, tựa như nó có thể nghe hiểu tiếng người vậy.

“Đến đây, cho nó vào lồng đi.”

A Địch mang ra một cái giỏ trúc to, đó là cái giỏ để đựng lá khô, cành khô trong viện nhà họ Trang.
Truyện được đăng tại Tieutieudaodao.wordpress.com
“Bé ngoan chờ ở đây nhé.”

A Hà đặt Măng vào giỏ trúc, xoa xoa đầu nó.

Con gấu con này tuy suốt ngày quấy phá nhưng lại cũng biết làm nũng khiến người yêu thích.

A Dịch với A Hà vừa đi khỏi thì Măng bắt đầu lượn quanh giỏ trúc, nó xô giỏ trúc đổ lăn ra mặt đất xong lại cong cái mông tròn vo chạy vê phía nhà bếp. Trang Dương đứng ở trên lầu nhìn theo, khẽ mỉm cười. Măng cứ quậy dưới đấy như thế không biết lúc nào nhà bếp mới nấu cơm tối xong.

Trang Dương xuống dưới lầu, xách Măng từ nhà bếp ra, bế trong lòng. Rồi một người một gấu trúc đi đến bên bờ sông.

Ở bên bờ kia mới có thêm hai đứa trẻ xuất hiện, trông giống tụi trẻ nhà họ Chương, lúc này Trang Lan với A Bình cũng không còn ở bên bờ sông nữa mà đứng trong ruộng đậu của nhà Khuyển Tử với hai thằng nhóc kia, không rõ tụi nó làm gì.

Còn chưa qua cầu gỗ đã nghe thấy tiếng tụi trẻ cãi cọ, Trang Dương đi qua cầu, thả Măng xuống rồi đi về phía ruộng đậu.

Trang Dương đi tới thì vừa hay thấy A Đề xô A Bình một cái khiến thằng bé lùi về sau mấy bước, cách đó không xa Trang Lan đang đánh nhau với A Quý.

“Thôi ngay!”

Trang Dương đến tách Trang Lan với A Quý ra, A Quý thảm hại nằm lê ra đất bị Trang Lan đè lên người.

“Làm sao lại đánh nhau như thế này?”

Trang Dương kéo Trang Lan ra, phủi chùi bùn đất bám trên mặt cô bé. A Quý còn nhỏ hơn Trang Lan một tuổi giờ đang lăn lộn trên mặt đất gào khóc. Trang Dương nâng thằng bé dậy, kiểm tra xác định nó không bị thương mới an tâm chút.

“Huynh ơi, chúng nó rút rào trúc của Khuyển Tử huynh, lại còn bốc đất ném muội với A Bình nữa.”

Trang Lan chỉ tay về chỗ rào trúc bị đổ, người con bé lấm lem bùn đất, búi tóc được cột chặt giờ cũng rối tung rối loạn.

“A Đề, sao cậu lại phá rào trúc nhà người ta thế?”

“Tao thích rút thì rút, tụi mày làm gì được tao.”

A Đề đi chân đất, bên hông có treo một đôi giày cỏ, này là bộ dáng muốn đánh nhau mà, chỉ là A Bình yếu đuối không biết đánh lộn.

“Chờ Khuyển Tử huynh trở về, tao sẽ bảo huynh ấy bắn mông mày!”

Trang Lan phủi đất cát bám trên người, hai tay chống nạnh, bộ dạng hung dữ.

“A Bình, dẫn A Lan về nhà đi.”

Trang Dương biết mấy ngày trước Trang Lan có đánh nhau với anh em nhà họ Chương. Nhà họ Chương tuy ghê gớm nhưng A Lan nhà anh cũng chẳng phải vừa, con bé không sợ trời không sợ đất lại còn chẳng biết đúng sai.

A Bình lôi A Lan về, Trang Lan từ xưa đến này đều nghe lời huynh trưởng nên lúc này chỉ có thể tâm không cam tình không nguyện mà rời đi.

Con cái nhà hàng xóm người ta còn chẳng quản huống chi anh chỉ là người hàng xóm thì biết nói sao đây. Trang Dương chẳng để ý đến anh em nhà họ Chương mà ngồi xổm xuống dựng lại rào trúc, cũng nâng mầm đậu nhỏ bé đang ỉu xìu nằm trên mặt đất trồng lại, rất nhiều mầm đậu bị giẫm nát.

Thấy Trang Dương lẳng lặng dựng lại rào trúc, Chương Đề xám xịt mặt mày dẫn em trai A Quý bỏ đi. Trang Dương ôn hòa, đáng ra tụi trẻ ở thôn Trúc không sợ anh, nhưng người lớn ở đây lại rất quý cậu cả, cậu hai nhà họ Trang, chỉ cần cậu hai cáo trạng chúng nó với cha mẹ là thể nào cũng bị ăn mắng một trận.
Truyện được đăng tại Tieutieudaodao.wordpress.com
Buổi tối, nhà họ Trang đang quây quần dùng bữa, Trang Dương đang cùng mẹ bàn bạc về việc làm ruộng ở La hương thì nghe thấy tiếng xe kéo ngoài cửa. Trang Lan vội vàng buông đũa trong tay ù té chạy ra sân, A Bình cũng đi ra theo.

Ở Trúc lý cũng chỉ có hai nhà có xe kéo, là nhà họ Trang với nhà cậu Trương, nghe âm thanh bánh xe lăn thế kia không phải là đi về phía nhà cậu.

“Là Khuyển Tử huynh!”

Trang Lan tinh mắt nhận ra ngay lập tức.

“Khuyển Tử huynh ơi, dê của huynh ở nhà chúng em nhé.”

Trang Lan chạy tới, kêu to.

Sợ trời tối sẽ có người bắt mất dê nên Trang Lan và A Bình dắt tạm dê về sân nhà mình.

“A Bình mau nhìn kìa, có một con lợn con!”

Khuyển Tử ôm lợn con nhảy xuống xe, Trang Lan tò mò tiến sát lại nhìn.

Nhà họ Trang không nuôi lợn, chỉ nuôi bò và gà vịt.

Trang Dương đứng trong viện thấy Khuyển Tử và mẫu thân nó xuống từ xe bò. Chuyện này cũng lạ, các nhà nông bình thường sẽ không có xe bò.

“Dương nhi, ai thế con?”

Mẹ Trang nghe thấy âm thanh ở ngoài cũng đi ra nhìn xem. Thân thể bà yếu, hàng ngày không ra cửa lớn không bước cửa phụ, hàng xóm láng giềng ở Trúc lý cũng không biết được mấy người.

“Là hai mẹ con sống ở bên kia sông mẹ ạ.”
Truyện được đăng tại Tieutieudaodao.wordpress.com
“Vậy sao, con mau gọi Lan nhi với Bình nhi về ăn nốt cơm đi.”

Mẹ Trang không quan tâm lắm quay người vào lại nhà.

Lúc này Trang Dương mới đi ra, xe bò cũng đã rời đi, hai mẹ con Khuyển Tử đứng bên bờ sông, bên người có một bao đồ lớn và một con lợn con.

Lợn con được Trang Lan ôm lấy, còn Khuyển Tử đang khom người muốn vác bao đồ kia lên, trông khá khó khăn.

“Nhìn nặng đấy, để tôi giúp cậu.”

Trang Dương muốn giúp đỡ thì Khuyển Tử lại từ chối: “Không cần.”

Khuyển Tử cắn răng vác bao đồ lên, còng lưng bước đi lảo đảo. Trang Dương nhìn mà hãi, đỡ lấy bao tải từ phía sau cùng Khuyển Tử đi qua cầu.

“Khuyển Tử, đây chính là cậu hai nhà họ Trang à con?”

Tới cửa nhà, mẹ Lưu hỏi dò con trai.

“Vâng.”

“Con nói cảm ơn anh đi.”

Trời tối mịt, mẹ Lưu không nhìn rõ hình dáng Trang Dương, trông có vẻ là một thiếu niên.

“Cảm tạ cậu hai.”

Khuyển Tử vâng lời mẹ, hạ lễ cảm ơn Trang Dương.

“Không có gì, chốc nữa Khuyển Tử nhớ sang dắt dê về nhé.”

Trang Dương cười nói, thấy Khuyển Tử lễ độ nói cảm ơn mà có chút bất ngờ.

“A Lan A Bình về nhà ăn cơm thôi.”

“Huynh ơi, nhà mình cũng mua một con lợn con có được không?”

Trang Lan lưu luyến thả lợn con trong lòng xuống, vây bám Trang Dương.

Trang Dương nắm tay bọn nhỏ dắt qua cầu, anh không cầm đèn theo nên chỉ có thể dựa vào ánh trăng mờ mà qua sông.

Tụi trẻ vừa về lại phòng ăn nhà họ Trang thì Khuyển Tử nối bước đến ngay trước cửa, dắt dê về. Mẹ Trang quan sát Khuyển Tử, phát hiện ra nó mặc quần áo cũ của Trang Dương, nhưng bà cũng không nói gì.

Chờ Khuyển Tử dắt dê đi rồi mẹ Trang mới nói: “Trông có vẻ lớn hơn Bình nhi, thằng bé bao tuổi rồi?” Trang Dương đáp: “Con chưa hỏi bao giờ, chắc cũng xấp xỉ tuổi A Bình thôi.”

“Kể cũng lạ, làm sao mà hai mẹ con mẹ góa con côi lại phải chuyển đến Trúc lý.”

Khó trách mẹ Trang hoài nghi, này cũng là chuyện hiếm thấy.

Mẹ con Khuyển Tử về đến nhà, nhốt lợn con vào chỗ để củi. Họ chuyển đến ngôi nhà này cũng không có chuồng lợn, phải dựng thêm một cái.

Lần mò về phòng nằm xuống, Khuyển Tử nghĩ xem làm thế nào để chăm nuôi lợn con.

Thức ăn trong nhà người ăn còn chẳng đủ, lấy đâu đồ dư cho lợn ăn. Nhớ lại mấy nhà nghèo ở thôn Phong nuôi lợn, đều toàn nuôi thả lợn trên núi, tối đến lại lùa về chuồng. Tất nhiên không phải thả rông hoàn toàn, nấu ít rau dại với nước vo gạo, còn có bã đậu, sau khi về chuồng có thể cho ăn thêm.

Vậy hàng ngày phải thả lợn lên núi kiếm ăn, chăn dê, bắt cá, tưới nước cho ruộng đậu, hái nấm, đào măng, nấu chút đồ cho lợn, Khuyển Tử thấy nó có thể tự tay làm. Hồi mới tới Trúc lý, hai mẹ con nó cũng chỉ mang theo một cái chiếu, tấm chăn, một cái nồi sắt hai cái bát con và một chút gạo. Không ngờ đến bây giờ trong nhà đã có dê có lợn, có ruộng vườn lại có thức ăn.

Kiểm kê gia sản, tính toán cuộc sống sau này, Khuyển Tử vui vẻ chìm vào mộng đẹp.


3 thoughts on “[CTMH] CHƯƠNG 8”

  1. Ủa
    Đoạn đầu thì bảo Tramg Dương hơn Khuyển Tử 2t
    Xong A bình bằng tuổi Khuyển Tử
    Mà đến đây lại thấy Trang Dương hơn A Bình 4 tuổi là sao ta @@

    Liked by 1 person

Khách quý có gì muốn nói ( ◜◡‾)(‾◡◝ )